Bảng giá giá dịch vụ hợp đồng điện tử eContract

Dịch vụ hợp đồng điện tử eContract
Dịch vụ hợp đồng điện tử eContract

Giới thiệu hợp đồng điện tử eContract

eContract ICORP là phần mềm hợp đồng điện tử dành cho các Doanh nghiệp, cho phép dễ dàng thực hiện ký kết các hợp đồng giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp, Doanh nghiệp với Cá nhân trên môi trường điện tử. Hợp đồng điện tử tiết kiệm 90% thời gian và chi phí cho việc ký kết hợp đồng, biên bản đối soát … sử dụng hoàn toàn Online, không cần cài đặt.

Pháp lý của hợp đồng điện tử

  • Luật mẫu thương mại điện tử UNCITRAL của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật thương mại điện tử;
  • Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 của Quốc hội ngày 29/11/2005 hiệu lực từ 01/03/2006;
  • Nghị định số 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;
  • ​Thông tư 22/2020/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông về yêu cầu kỹ thuật đối với phần mềm ký số;
  • ​Nghị định số 166/2016/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử trong BHXH, BHYT, BHTN;
  • Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 ghi nhận hình thức hợp đồng lao động điện tử.
Lễ trao giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử
Lễ trao giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử

eContract số hóa quy trình ký hợp đồng điện tử mọi lúc mọi nơi

Ký kết thông minh, an toàn, bảo mật

  • Doanh nghiệp, tổ chức quản lý việc tạo, điều chỉnh, phê duyệt và lưu trữ hợp đồng / hồ sơ trên một nền tảng duy nhất
  • Chống giả mạo bằng định danh điện tử e-KYC
  • Tải và lưu trữ trực tiếp tài liệu trên hệ thống đảm bảo an toàn an ninh thông tin

Mọi lúc, mọi nơi, mọi chữ ký

  • Ký kết đa phương thức: từ email, tin nhắn, trên hệ thống ký trên máy tính bàn, máy tính bảng, di động
  • Linh hoạt hình thức ký: ký điện tử (vẽ chữ ký, ký ảnh), ký số (bằng USB Token, HSM, Remote Signing)

Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử

Quy trình ký hợp đồng điện tử eContract

01: THIẾT LẬP LUỒNG VÀ TRÌNH KÝ

  • Người trình ký soạn thảo hoặc tải hợp đồng lên
  • Xác định luồng ký, trình tự và vị trí ký
  • Gửi hợp đồng
  • Phần mềm tạo luồng ký tự động

02: DUYỆT HỢP ĐỒNG VÀ KÝ NHÁY

  • Nhận email thông báo tự động
  • Duyệt nội dung và ký nháy hợp đồng

03: KÝ CHÍNH HỢP ĐỒNG

  • Nhận email thông báo tự động
  • Thực hiện ký số (chữ ký số, ký hình vẽ…) mà không cần tạo tài khoản vào hệ thống

04: ĐỐI TÁC KÝ, HOÀN TẤT, LƯU TRỮ

  • Hệ thống gửi thông báo hoàn tất ký hợp đồng đến các bên
  • Hợp đồng được lưu trữ và mã hóa

Bảng giá hợp đồng điện tử eContract

Số lượngTặng thêmĐơn GiáThành tiền
100010.0001.000.000
20009.5001.900.000
30009.0002.700.000
50008.5004.250.000
1.000507.5007.500.000
2.0001007.00014.000.000
3.0001506.50019.500.000
5.0002505.50027.500.000
10.0005004.50045.000.000
MAXLiên hệLiên hệLiên hệ

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng điện tử là gì?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 33, Luật giao dịch điện tử năm 2005 quy định nội dung giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử:
“Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này”
Trong đó, “Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử” và “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện tử hoặc công nghệ tương tự”.

Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử?

Trả lời: Theo Điều 34 Luật Giao dịch điện tử, giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. Vì vậy, hợp đồng điện tử hoàn toàn có giá trị pháp lý tương tự như hợp đồng giấy.

Căn cứ của hợp đồng điện tử khi xảy ra tranh chấp?

Trả lời: Luật Giao dịch điện tử tại khoản 1, 2 Điều 14 quy định: “Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác”.

Vì vậy, trong trường hợp tranh chấp cần đến tòa án và trọng tài, chỉ cần đảm bảo được tính toàn vẹn của dữ liệu và xác định được người khởi tạo cũng như các yếu tố liên quan, hợp đồng điện tử có thể được chấp nhận với giá trị như hợp đồng thông thường.

Đối tác của khách hàng ký có cần mua eContract không?

Trả lời: Đối tác, khách hàng của bạn khi ký kết không cần mua cũng như không cần đăng ký tài khoản. Chỉ cần một bên có tài khoản ICORP.eContract khởi tạo hợp đồng và luồng ký thì mọi bên đối tác tham gia ký chỉ cần cung cấp địa chỉ email để thực hiện giao dịch ký kết hợp đồng.

Hợp đồng, tài liệu sẽ được tự động chuyển đến bên ký tương ứng như đã xác lập trong luồng ký bằng email hoặc tin nhắn thông báo trên điện thoại, desktop hoặc thiết bị kết nối internet bất kỳ để ký kết bằng chữ ký số hoặc chữ ký ảnh.

Ký hợp đồng điện tử bằng cách nào?

Có thể dùng chữ ký số, chữ ký hình ảnh, chữ ký Scan tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng.

Căn cứ nào để áp dụng eContract trong hợp đồng lao động?

Căn cứ áp dụng Hợp đồng điện tử trong hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động 45/2019/QH14

Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

Điều 220. Hiệu lực thi hành

Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực.
Kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực thi hành, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận hợp pháp đã giao kết có nội dung không trái hoặc bảo đảm cho người lao động có quyền và điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của Bộ luật này được tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung để phù hợp và để áp dụng quy định của Bộ luật này.

Chế độ lao động đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, tổ chức xã hội, xã viên hợp tác xã, người làm việc không có quan hệ lao động do các văn bản pháp luật khác quy định nhưng tùy từng đối tượng mà được áp dụng một số quy định trong Bộ luật này.

Hợp đồng điện tử trong các giao dịch thương mại

Hợp đồng điện tử trong thương mại căn cứ theo Luật thương mại: 36/2005/QH11

Điều 15. Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại. Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.

Hợp đồng điện tử trong các giao dịch dân sự khác

Hợp đồng điện tử trong giao dịch dân sự được áp dụng căn cứ theo Bộ luật dân sự: 91/2015/QH13
Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự: Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

Sự khác biệt của hợp đồng điện tử với hợp đồng giấy

So sánh tiêu chí Hợp đồng điện tử Hợp đồng truyền thống

1. Căn cứ pháp lý Luật Giao dịch điện tử 2005, Bộ luật Dân sự 2005. Bộ luật Dân sự mới nhất 2015

2. Phương thức giao dịch – Giao dịch bằng phương tiện điện tử hay còn được gọi là giao dịch bằng văn bản

  • Hợp đồng điện tử được ký bằng chữ ký điện tử
  • Hợp đồng truyền thống có các phương thức sau:
    • Bằng văn bản
    • Bằng lời nói
    • Bằng hành động
    • Các hình thức khác do hai bên thỏa thuận

3. Nội dung Ngoài các nội dung như Hợp đồng truyền thống, các bên giao kết hợp đồng điện tử có thể thoả thuận về:

  • Yêu cầu kỹ thuật;
  • Chứng thực chữ ký điện tử;
  • Các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật;
  • Đối tượng của hợp đồng;
  • Số lượng, chất lượng;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp.

Hợp đồng điện tử được ứng dụng ở lĩnh vực nào?

Hợp đồng điện tử được áp dụng cho các văn bản liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng:

  • Hợp đồng lao động;
  • Hợp đồng cung cấp dịch vụ;
  • Hợp đồng thuê khoán;
  • Hợp đồng vay vốn;
  • Hợp đồng bảo hiểm;
  • Hợp đồng vận chuyển tài sản, hành khách;
  • Hợp đồng mua bán;
  • Hợp đồng dịch vụ, thương mại;
  • Hợp đồng đại lý;
  • Đơn đặt hàng;

Tại sao nên sử dụng chữ ký số?

Ký số bằng Chữ ký số để xác định nguồn gốc đảm bảo danh tính của người ký, tính toàn vẹn đảm bảo nguyên vẹn nội dung trên văn bản không được chỉnh sửa, tính không thể phủ nhận không thể từ chối việc ký điện tử trên văn bản mà chủ sở hữu gửi đi.

Tính pháp lý tài liệu điện tử được ký điện tử có cùng giá trị pháp lý như một tài liệu giấy được ký bằng chữ ký viết tay.

Chữ ký số sử dụng trên căn cứ pháp lý nào?

Pháp lý chữ ký số căn cứ theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và dịch vụ Chứng thực chữ ký số.

Nghị định 165/2018/NĐ-CP – Hoàn thiện hệ thống pháp lý, thúc đẩy giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính.

Điều 33 Chương IV Luật giao dịch điện tử của Việt Nam năm 2005 số 51/2005/QH11 – Hợp đồng điện tử được ký bởi chữ ký số điện tử.

Có cần công chứng hợp đồng điện tử?

Hợp đồng điện tử không cần công chứng, có thể sao chép ra nhiều bản, và tất cả đều là bản gốc.

Đăng ký dùng thử Hợp đồng điện tử eContract

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận