Ngay sau khi doanh nghiệp, hộ kinh doanh có giấy phép kinh doanh phải tiến hành thủ tục khai báo thuế ban đầu và nộp thuế môn bài. Để thực hiện được các hoạt động đó thì Bắt buộc phải sử dụng Chữ ký số.
1. Ai có thể sử dụng chữ ký số?
Với tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt, internet và công nghệ thông tin giúp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp,… rút ngắn các thủ tục hành chính, quy trình bằng cách ký những văn kiện, giấy tờ bằng chứ ký số. Thay vì phải tốn thời gian chờ đợi và đi lại đến Cơ quan nhà nước hay đơn vị dịch vụ để ký tay, Doanh nghiệp dễ dàng kê khai thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, ký hóa đơn điện tử,… ngay tại cơ quan, nhà dựa trên một chiếc USB token (chữ ký số).
Mọi cá nhân, tổ chức/Doanh nghiệp đều có thể sở hữu và sử dụng chữ ký số cho riêng mình khi có nhu cầu ký số trên các văn bản, hợp đồng, cam kết,… Chữ ký điện tử cũng như chữ ký giấy đều có vai trò rất quan trọng trong tất cả các hệ thống luật, dù là hệ thống luật thông lệ hay hệ thống luật thành văn.
2. Tại sao Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh BẮT BUỘC phải sử dụng chữ ký số?
2.1. Doanh nghiệp cần có chữ ký số để kê khai Thuế qua mạng
Theo Điểm 4 Luật số 21/2012/QH13 bổ sung thêm Khoản 10 vào Điều 7 của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 kể từ ngày 1/7/2013, các doanh nghiệp đóng trụ sở tại các tỉnh/thành phố có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin bắt buộc kê khai thuế qua mạng. Cụ thể như sau:
“Nếu người nộp thuế là tổ chức kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử”
Kê khai thuế qua mạng là việc gửi các Tờ khai thuế đã được kết xuất từ phần mềm HTKK lên website thuedientu.gdt.gov.vn của Tổng cục Thuế hoặc kê khai c tiếp trên website thuedientu.gdt.gov.vn. Trước đó, Doanh nghiệp cần có tài khoản để đăng nhập và chữ ký số để “ký” lên các file trước khi “Gửi tờ khai”.
Tổng Cục Thuế miễn phí tài khoản đăng nhập sau khi Doanh nghiệp đã hoàn tất các bước đăng ký. Nhưng chữ ký số thì BẮT BUỘC Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh phải mua của các đơn vị được phép cung cấp chứng thư số (Điển hình như: Dịch vụ chữ ký số điện tử Viettel Ca, Vnpt Ca,….)
2.2. Hóa đơn điện tử hợp lệ phải có chữ ký điện tử
Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Nghị quyết 01/NQ-CP bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử.
Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/7/2022
Căn cứ điểm e, khoản 1 và khoản 2, Điều 6 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về nội dung của hóa đơn điện tử:
1. Hóa đơn điện tử phải có: Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán…
2. Một số trường hợp hóa đơn điện tử không có đầy đủ các nội dung bắt buộc được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
Như vậy, trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua, nhưng BẮT BUỘC phải có chữ ký điện tử của người bán.
2.3. Khai BHXH điện tử cần có chữ ký số
Doanh nghiệp muốn thực hiện triển khai giao dịch điện tử trong khai bảo hiểm xã hội thì yêu cầu đầu tiên đối phải có chữ ký số hợp pháp. Chữ ký số là một dạng thông tin đi kèm với văn bản mục đích xác định người tạo lập, chịu trách nhiệm về dữ liệu đó, được thừa nhận về mặt pháp lý.
Trong quá trình khai bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp sử dụng chữ ký số để:
Thực hiện việc đăng ký giao dịch BHXH điện tử với cơ quan BHXH
Thực hiện việc nộp hồ sơ tới cơ quan BHXH sau khi đã hoàn thành các bước nhập liệu
=> Chữ ký số là thiết bị không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp, hộ kinh doanh nào. Chính vì vậy ngay sau khi có giấy phép kinh doanh phải tiến hành thủ tục khai báo thuế ban đầu và nộp thuế môn bài.
Tham khảo thêm:
SĐT: 0962.228.334
Website: cloudca.vn