Hợp đồng điện tử Econtract là gì?

Hợp đồng điện tử Econtract giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, thực hiện nhanh chóng thuận tiện. Nhưng tính pháp lý của loại hợp động này vẫn là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Vậy hình thức hợp đồng này là gì đem lại những lợi ích gì và có đảm bảo tính pháp lý không? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây.

1. Hợp đồng điện tử Econtract là gì?

  • Trong thời đại số hóa, hợp đồng điện tử hay còn được gọi là Econtract (viết tắt của từ Electronic Contract) là khái niệm không mấy xa lạ trong các doanh nghiệp. Đặc biệt, giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử giống như hợp đồng giấy thông thường. Hãy tham khảo nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn về các kiến thức liên quan nhé.
  • Theo sách trắng Thương mại điện tử 2021, có 33% doanh nghiệp được Bộ Công Thương khảo sát đã ứng dụng trong hoạt động thương mại của mình.
Hợp đồng điện tử Econtract là gì?
Hợp đồng điện tử Econtract là gì?

1.1. Khái niệm hợp đồng điện tử Econtract

Theo Điều 3 Luật Giao dịch điện tử 2023 thì hợp đồng điện tử Econtract là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu.

Mà thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác.

Điều 34 Luật giao dịch điện tử 2023 quy định:

1. Hợp đồng điện tử được giao kết hoặc thực hiện từ sự tương tác giữa một hệ thống thông tin tự động với người hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể do các hệ thống thông tin tự động thực hiện hay vào hợp đồng.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong lĩnh vực thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Hợp đồng điện tử Econtract là gì?
Hợp đồng điện tử Econtract là gì?

1.2. Đặc điểm của hợp đồng điện tử Econtract

  • Được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu
  • Thể hiện bằng thông điệp dữ liệu điện tử: Điểm mới so với hợp đồng giấy truyền thống là thông tin được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu.
  • Có ít nhất 3 chủ thể tham gia: Ngoài hai chủ thể là bên bán, bên mua thì còn có chủ thể thứ ba đứng giữa hai chủ thể kia. Các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử hoặc nhà cung cấp mạng có thể là chủ thể thứ 3 và không tham gia vào quá trình ký hợp đồng mà chỉ đảm bảo tính hiệu quả, giá trị pháp lý của hợp đồng.
  • Thực hiện mọi lúc mọi nơi: Vì thông tin trên hợp đồng online được thiết lập dưới dạng dữ liệu điện tử nên hai chủ thể không cần gặp nhau nhưng có thể trình ký trực tuyến rất nhanh chóng tại bất kỳ đâu, bất cứ khi nào.
  • Tính vô hình, phi vật chất: Môi trường điện tử là môi trường “ảo”, do đó các hợp đồng điện tử mang tính vô hình vì hợp đồng điện tử không thể sờ cầm nắm được mà nó chỉ tồn tại và được lưu trữ, được chứng minh bởi các dữ liệu điện tử.
Hợp đồng điện tử Econtract là gì?
Hợp đồng điện tử Econtract là gì?

1.3. Hợp đồng điện tử Econtract khác gì hợp đồng giấy?

Hình thức ký hợp đồng online và hợp đồng giấy truyền thống có một số điểm khác biệt dù chịu sự điều chỉnh của bộ luật Dân sự 2015.

Tiêu chí Hợp đồng điện tử Econtract Hợp đồng giấy truyền thống
Căn cứ pháp lý
  • Luật Giao dịch điện tử 2023
  • Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005
  • Bộ luật Dân sự mới nhất 2015
Phương thức giao dịch
  • Sử dụng phương tiện điện tử để có thể giao dịch
  • Được ký bằng chữ ký điện tử, chữ ký số USB Token, chữ ký số HSM …
  • Giao dịch bằng văn bản
  • Bằng lời nói
  • Bằng hành động
  • Các hình thức khác dựa trên sự thỏa thuận
Nội dung Giống với hợp đồng truyền thống nhưng có thêm một số nội dung khác gồm:

  • Địa chỉ pháp lý
  • Quy định về chữ ký điện tử/chữ ký số
  • Quy định về cải chính thông tin điện tử
  • Phương thức thanh toán
  • Điều kiện bảo mật
  • Đối tượng hợp đồng
  • Số lượng, chất lượng, giá, phương thức thanh toán
  • Thời hạn, địa điểm
  • Phương thức thực hiện hợp đồng
  • Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên
  • Phương thức giải quyết tranh chấp
Phạm vi áp dụng Theo quy định của Luật giao dịch điện tử 2005 chỉ áp dụng trong một số lĩnh vực cụ thể, không áp dụng với

  • văn bản về thừa kế
  • giấy kết hôn, ly hôn
  • giấy khai sinh, khai tử,…
Áp dụng cho mọi lĩnh vực về kinh tế, xã hội

Thông tin liên hệ:

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận