Kê khai BHXH doanh nghiệp và 5 điều cần biết

Kê khai BHXH doanh nghiệp (viết tắt BHXH) là chính sách an sinh xã hội nhằm mang lại lợi ích cho người lao động. Việc kê khai BHXH là trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với người lao động và pháp luật nhà nước. Bài viết thông tin chi tiết về tầm quan trọng và xu hướng kê khai BHXH doanh nghiệp hiện nay.

1. Tầm quan trọng của việc kê khai BHXH doanh nghiệp

Kê khai BHXH là trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với người lao động và quy định của pháp luật Việt Nam. Điều này còn đồng thời thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của doanh nghiệp với phúc lợi của công nhân viên. Do đó, việc kê khai BHXH doanh nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt với doanh nghiệp và cả người lao động. Cụ thể như sau:

  • Đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể theo dõi, kiểm soát được quá trình tham gia BHXH của nhân viên và các vấn đề xảy ra để có thể thanh toán kịp thời, đúng luật.
  • Đối với người lao động: Người lao động nên quan tâm tới việc kê khai BHXH ở doanh nghiệp mình làm việc để đảm bảo nhận được quyền lợi theo luật khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất,…
Kê khai BHXH doanh nghiệp và 5 điều cần biết
Kê khai BHXH doanh nghiệp và 5 điều cần biết

Với nghĩa vụ và tầm quan trọng như trên, kê khai BHXH doanh nghiệp là nhiệm vụ mà các doanh nghiệp luôn chú trọng thực hiện. Nội dung phần tiếp theo là thông tin về 2 cách kê khai BHXH được các doanh nghiệp áp dụng hiện nay.

2. Phân loại cách kê khai BHXH doanh nghiệp và ưu, nhược điểm

Kê khai BHXH doanh nghiệp hiện nay được thực hiện theo 2 cách: kê khai trực tiếp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội và kê khai điện tử qua phần mềm/ứng dụng. Mỗi cách tồn tại những ưu, nhược điểm riêng:

Loại hình kê khai Kê khai BHXH truyền thống Kê khai BHXH điện tử
 Ưu điểm   Không cần có bên thứ 3 tham gia   – Có thể thực hiện ngay tại văn phòng, hỗ trợ thủ tục giao dịch 24/24

– Tiết kiệm chi phí nhân sự đi lại và thời gian làm việc

– Kê khai hồ sơ thuận tiện, đơn giản theo mẫu, nộp hồ sơ dễ dàng

– Quản lý hồ sơ, lưu trữ dữ liệu chặt chẽ, dễ dàng tra cứu tờ khai

 Nhược điểm   – Mất nhiều thời gian, công sức và chi phí đi lại

– Mất thời gian để tổng hợp, xử lý giấy tờ, quản lý hồ sơ

  – Mất chi phí sử dụng phần mềm dịch vụ

Như phân tích, hình thức kê khai BHXH điện tử có nhiều ưu điểm nổi trội. Đó là lý do hình thức kê khai này trở thành xu hướng được áp dụng phổ biến.

3. Xu hướng kê khai BHXH trong các doanh nghiệp hiện nay

Hiện nay, thực hiện kê khai BHXH trong các doanh nghiệp bằng hình thức trực tuyến đang trở nên phổ biến. Hình thức kê khai này phù hợp với xu thế chuyển đổi số, số hóa trong các doanh nghiệp, giúp tối ưu về quy trình và chi phí. Cụ thể như sau:

  • Đơn giản hóa quy trình làm việc: Quy trình kê khai BHXH điện tử được thực hiện đơn giản và dễ dàng hơn chỉ với thao tác điền thông tin theo mẫu có sẵn và kết xuất tờ khai tự động. Việc tiếp nhận hồ sơ kê khai được đảm bảo thông suốt, doanh nghiệp không phải in và không cần đến cơ quan BHXH.
  • Tiết kiệm thời gian và công sức: Nhân sự đảm trách kê khai BHXH doanh nghiệp có thể thực hiện tại cơ quan vào bất kỳ thời gian nào. Việc kê khai không cần đến trung tâm bảo hiểm xã hội, không mất thời gian chờ đợi, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức và chi phí đi lại.
  • Tối ưu hóa chi phí nhân sự cho doanh nghiệp: Thủ tục kê khai BHXH điện tử đơn giản và công tác tra cứu, quản lý hồ sơ dễ dàng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí nhân sự mà vẫn đảm bảo hiệu suất làm việc tốt nhất.
  • Tìm kiếm hồ sơ, giấy tờ dễ dàng: Phần mềm kê khai có tính năng lưu tất cả hồ sơ đã kết xuất và nộp cho cơ quan BHXH. Nhờ đó, nhân sự sẽ dễ dàng tìm kiếm, đối chiếu hồ sơ và không lo bị thất lạc.
Kê khai BHXH doanh nghiệp và 5 điều cần biết
Kê khai BHXH doanh nghiệp và 5 điều cần biết

4. Tiện ích mà dịch vụ kê khai BHXH mang lại cho doanh nghiệp

Công tác kê khai BHXH điện tử được thực hiện qua phần mềm. Ngoài những lợi ích thực tiễn như đã đề cập, dịch vụ này còn mang đến nhiều tiện ích cho doanh nghiệp:

  • Hỗ trợ lập bảng đăng ký BHXH, BHYT (bảo hiểm y tế) tự động.
  • Khai báo các trường hợp hưởng BHXH của người lao động như: ốm đau, tai nạn lao động, thai sản,…
  • Nộp bản kê khai BHXH, BHYT đến cơ quan bảo hiểm xã hội.
  • Quản lý, đảm bảo người lao động nhận được các phúc lợi BHXH.
  • Đối chiếu hồ sơ BHXH, BHYT với cơ quan bảo hiểm xã hội hàng tháng/hàng quý.
Kê khai BHXH doanh nghiệp và 5 điều cần biết
Kê khai BHXH doanh nghiệp và 5 điều cần biết

5. Các loại giấy tờ cần để đăng ký dịch vụ kê khai BHXH

Theo quy định về giao dịch điện tử của cơ quan Bảo hiểm xã hội, hồ sơ đăng ký dịch vụ kê khai BHXH doanh nghiệp cần có các loại giấy tờ sau:

  • Tờ khai của người lao động.
  • Danh sách người lao động tham gia BHXH bắt buộc tại doanh nghiệp (người lao động có hợp đồng lao động trên 3 tháng hoặc không thời hạn).
  • Bản sao quyết định thành lập doanh nghiệp/giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động (đối với doanh nghiệp tham gia BHXH lần đầu).
Kê khai BHXH doanh nghiệp và 5 điều cần biết
Kê khai BHXH doanh nghiệp và 5 điều cần biết

Trên đây là. 5 điều cần biết khi thực hiện kê khai BHXH doanh nghiệp. Với thủ tục đơn giản, nhanh chóng, hình thức kê khai BHXH điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí và đảm bảo hiệu quả trong công tác quản lý, thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm với người lao động và quy định pháp luật.

Thông tin liên hệ:

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận